Kinh doanh online nếu chỉ phụ thuộc vào một cách thức để thực hiện Marketing quảng cáo thì khi xu hướng thị trường thay đổi, chúng ta sẽ lâm vào thế bí. Ngoài ra, nếu không liên tục tìm kiếm những cách thức khác để tìm kiếm khách hàng thì sự phụ thuộc vào duy nhất một kênh sẽ khiến bạn khốn đốn với nó. Bạn có bao giờ nghĩ rằng mình cần phải chạy quảng cáo Zalo hay chưa? Có thể bạn chưa nghĩ đến điều này vì hiện tại quảng cáo Facebook, Google Ads của bạn đang rất ổn. Tuy nhiên, nếu không làm quen với Zalo Ads, bạn có thể sẽ bỏ qua một mỏ vàng đối với thị trường của bạn. Hay bạn đã định quảng cáo trên Zalo nhưng nghe nhiều feedback không hay về công cụ này khiến bạn từ bỏ luôn ý định? Hãy kiên nhẫn hơn một chút vì không có thành công nào dễ dàng ngay từ đầu. Và nhiều khi bạn không nhận ra rằng mình vội vàng từ chối thử các kênh khác nhưng lại nhẫn nại để Facebook hút máu năm này qua năm khác. Bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về quảng cáo Zalo Ads để bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay với một kênh marketing mới.
Quảng cáo Zalo là gì?
Zalo là mạng xã hội phần lớn hướng đến người dùng Việt Nam. Trên nền tảng là một ứng dụng nhắn tin, Zalo đã phát triển thêm các chứng năng kết nối xã hội để tạo thành mạng xã hội Zalo. Tuy nhiên, có thể thấy phần lớn người dùng Zalo vẫn chủ yếu sử dụng nó cho mục đích nhắn tin liên lạc là chính. Một nền tảng nào đó khi có lượng người dùng lớn thì sẽ tìm cách khai thác tài nguyên người dùng đó và cách Zalo khai thác hơn 60 triệu người dùng của mình là mở ra hình thức quảng cáo Zalo để thu về lợi nhuận. Zalo Ads ra đời như một hướng phát triển tất yếu của các mạng xã hội.
Điều chúng ta cần lưu ý là tài nguyên người dùng mà Zalo có cụ thể là gì? Đầu tiên đó là khả năng hiển thị một thông tin nào đó cho tất cả các tài khoản sử dụng Zalo. Thứ hai là khả năng hiển thị thông tin ở những dạng nào (hình ảnh, chữ hay video, form tương tác). Thứ 3 là những mô tả về từng người dùng (như là sở thích, nhân khẩu, mối quan tâm, các hành vi tương tác). Và một số yếu tố khác. Những điều này là cơ sở để chúng ta có thể so sánh giữa từng mạng quảng cáo khác nhau với nhau. Từ đó suy ra, chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố sau khi tìm hiểu về quảng cáo Zalo:
- Khả năng tiếp cận khách hàng của Zalo về chiều rộng
- Khả năng tiếp cận khách hàng của Zalo về chiều sâu
- Các dạng quảng cáo Zalo
Khả năng tiếp cận khách hàng của Zalo Ads về chiều rộng
Theo thông tin Zalo đưa ra, quảng cáo của Zalo có thể tiếp cận đến hơn 60 triệu người. 60 triệu này là con số về số người dùng hiện tại của Zalo. Tuy nhiên chúng ta cần phân tích thêm, chiều rộng này còn bao gồm số người truy cập vào khu vực hiển thị quảng cáo và tần suất – thời gian sử dụng / truy cập nữa. Các quảng cáo của Zalo được hiển thị ở phần Nhật ký hoạt động, tương tự như News feed của Facebook. Như đã nói ở trên, Zalo có nhiều người sử dụng nhưng mục đích họ hướng đến chủ yếu là liên lạc. Do đó, con số thực tế của khả năng tiếp cận sẽ nhỏ hơn 60 triệu người này. Bên cạnh đó, quan trọng hơn là tần suất và thời gian hoạt động trong Nhật ký hoạt động có thể không cao (chắc chắn không thể cao như Facebook) dẫn đến khả năng tiếp cận của Zalo về chiều rộng chưa thể so sánh với Facebook.
Am hiểu về đối tượng khách hàng liên quan đến việc sử dụng Nhật ký hoạt động của Zalo sẽ giúp bạn có được cảm nhận về sự phù hợp của quảng cáo Zalo đối với khách hàng mục tiêu của mình. Vì thực tế không phải tất cả mọi người đều vào Nhật ký hoạt động, vậy phải xem xem khách hàng của mình có sử dụng nó nhiều hay không? Nếu không thì không cần quan tâm về quảng cáo Zalo ở thời điểm hiện tại nữa (tương lai thì chưa biết).
Khả năng tiếp cận khách hàng của quảng cáo Zalo về chiều sâu
Nếu như chiều rộng là về số lượng thì chiều sâu liên quan đến những thuộc tính của khách hàng mà Zalo nắm được. Những hành vi trên mạng xã hội sẽ mô tả về khách hàng ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên không phải mạng xã hội nào cũng đủ thông minh như Facebook để có thể xây dựng nên một hồ sơ chi tiết đến không ngờ về khách hàng. Những hiểu biết này chính là kho báu mà mạng xã hội thu lợi từ đó. Vì càng hiểu rõ khách hàng thì càng dễ bán hàng cho khách hàng, càng nhiều người có lãi và chi tiêu để vào quảng cáo trên mạng xã hội đó càng tăng.
Khác với những năm trước, năm 2020, Zalo Ads bổ sung thêm những phân loại mới về khách hàng ngoài các tiêu chí về nhân thân (tuổi, giới tính, vị trí đến từng huyện / quận), tiêu chí về thiết bị (điện thoại/pc, IOS, Android). Đó chính là tiêu chí về nhân khẩu học và sở thích.
Ở tiêu chí về nhân khẩu học, nhà quảng cáo có thể lựa chọn:
- Tình trạng hôn nhân
- Nghề nghiệp
- Thu nhập
- Trình độ học vấn
- Tình trạng con cái
Còn ở tiêu chí về sở thích, có các mục sau
- Sức khỏe
- Thời trang, làm đẹp
- Mua sắm
- Giải trí
- Công nghệ
- Phương tiện di chuyển
- Gia đình
- Thể thao & Fitness
- Sở thích & Hoạt động
- Ẩm thực
- Nhà cửa & Nội ngoại thất
- Tài chính – Kinh doanh
- Giáo dục
- Bất động sản
Người dùng khi sử dụng mạng xã hội sẽ được theo dõi và ghi lại những hành vi, kể cả những trao đổi để làm đầy đủ thêm hồ sơ.
Đây là đặc điểm mới cập nhật của quảng cáo Zalo với mục tiêu gia tăng hiệu quả quảng cáo. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa thể khẳng định những tiêu chí này có chính xác hay không, có giúp ích được nhiều cho nhà quảng cáo hay không? Điều này cần trải nghiệm để đánh giá.
Về cơ bản, có thể có một số suy đoán như sau: vì người dùng Zalo chưa có nhiều hoạt động trên mạng này nên hồ sơ của họ chưa thực sự đầy đủ và chính xác, có thể sẽ có những thông tin được trích ra từ các cuộc hội thoại để xếp loại người dùng vào các nhóm.
Nhưng thay đổi này cũng là một dấu hiệu tốt và hứa hẹn cho những nhà quảng cáo. Và cũng là một điều đáng để mong đợi.
Quảng cáo Zalo khác với quảng cáo Facebook như thế nào?
Do giữa hai nền tảng Zalo và Facebook có nhiều sự khác biệt nên hình thức quảng cáo trên hai nền tảng này cũng có rất nhiều sự khác nhau:
Về nơi hiển thị
Quảng cáo Facebook có nhiều vị trí hiển thị hơn so với Zalo. Ở thời điểm hiện tại, quảng cáo Facebook có thể hiển thị trên cả máy tính, di động, tivi, máy tính bảng. Còn quảng cáo Zalo chỉ hiển thị trên ứng dụng di động của Zalo (ngoại trừ hình thức quảng cáo liên kết với mạng quảng cáo của VNG).
Trong nền tảng của mình, quảng cáo Facebook cũng có nhiều không gian hiển thị hơn so với quảng cáo Zalo: bảng tin, ứng dụng Messenger, Video, Marketplace, Instant Article, Stories, Kết quả tìm kiếm Facebook.
Về nhắm mục tiêu
Nhắm mục tiêu được coi là khả năng tiếp cận người dùng chi tiết đến mức độ nào. Facebook thu thập nhiều dữ liệu hơn từ người dùng cho nên các nhà quảng cáo có thể lựa chọn nhiều đối tượng cụ thể hơn so với Zalo như sở thích, hành vi, ý định, mối quan tâm, thu nhập, nhu cầu mua sắm, thiết bị, thanh toán, v.v.v… Hiện tại Zalo đã bổ sung thêm các lựa chọn về Sở thích và Nhân khẩu học nhưng còn sơ lược và chưa thể hiện sức mạnh.
Về cách thức tính giá quảng cáo
Cả hai nền tảng đều sử dụng CPM làm nền tảng nhưng nhà quảng cáo Facebook có nhiều lựa chọn về mục tiêu tối ưu quảng cáo hơn để hướng dẫn Facebook hiển thị quảng cáo của mình đến đối tượng phù hợp với mục tiêu: tối ưu theo tin nhắn, theo lượt hiển thị, theo lượt tương tác, lượt đăng ký, v.v.v.. Quảng cáo Zalo chủ yếu vẫn dựa trên CPM và CPC.
Các tính năng quảng cáo nâng cao
Quảng cáo Zalo hiện chưa hỗ trợ một số tính năng quảng cáo nâng cao đã được hỗ trợ trên Facebook: quảng cáo remarketing (tiếp thị lại), theo dõi lượt chuyển đổi từ quảng cáo trên website, v.v.v…
Quảng cáo Zalo phù hợp với những lĩnh vực nào?
Quảng cáo Zalo là một trong những kênh truyền thông tin đến khách hàng mục tiêu phổ biến tại Việt Nam. Sau đây là một số lĩnh vực phù hợp nhất với quảng cáo Zalo theo ý kiến của nhiều nhà quảng cáo:
Lĩnh vực bất động sản
Do đặc thù của ngành kinh doanh này là nhắm đến những đối tượng thu nhập cao. Nhóm đối tượng này thường sử dụng Zalo thường xuyên hơn cho công việc và có thói quen trao đổi thông tin về BĐS qua Zalo. Do đó quảng cáo cho lĩnh vực bất động sản trên Zalo khá phù hợp.
Hiện nay Zalo cho ra mắt hình thức quảng cáo Form rất phù hợp để quảng bá những dự án bất động sản mới.
Lĩnh vực y tế, sức khỏe, thẩm mỹ
Do sự riêng tư cho nên nhiều người không thể hiện sự quan tâm đến thông tin của lĩnh vực này trên Facebook, mạng Zalo có thể sẽ giúp cho người dùng yên tâm hơn khi muốn tìm hiểu thông tin.
Lĩnh vực hàng cao cấp
Một số lĩnh vực như hàng sưu tầm, hàng cao cấp, hàng trang trí vương giả, v.v.v… rất phù hợp để quảng cáo trên Zalo do có thể nhắm đến đối tượng phù hợp lại tránh cạnh tranh với những nhà quảng cáo khác như trên Facebook.
Hình thức của quảng cáo Zalo
Tại thời điểm viết bài, Zalo Ads có những hình thức quảng cáo sau đây
- Quảng cáo form
- Quảng cáo website
- Quảng cáo Zalo Official Account
- Quảng cáo Bài viết
- Quảng cáo Album – Bài hát – Video
- Tối ưu hóa hiển thị bài PR
- Quảng cáo sản phẩm trên Zalo
- Quảng cáo Video
Các hình thức này cụ thể như sau
Quảng cáo Zalo form
Quảng cáo form là hình thức quảng cáo mà sau khi người dùng click vào nút bấm hoặc hình ảnh quảng cáo thì một form thu thập thông tin khách hàng được hiện lên (tương tự như quảng cáo Lead ở Facebook). Thông tin tên và SĐT của người dùng sẽ được nhập sẵn vào form. Quảng cáo này hiện chỉ được sử dụng đối với một số ngành hàng cụ thể như Bất động sản, Việc làm và giáo dục, Ô tô và xe cộ, Tài chính – Kinh doanh, Chăm sóc làm đẹp và chăm sóc cá nhân, Thực phẩm đồ uống, Nhà, nội thất, gia dụng, Thể thao, tin tức và giải trí, Dịch vụ internet và viễn thông, Lữ hành và du lịch, Sức khỏe.
Quảng cáo form đang được các bên buôn bán, cho thuê bất động sản hoặc làm đẹp sử dụng nhiều trên Zalo. Để chạy loại quảng cáo này, bắt buộc người quảng cáo phải có sẵn Zalo Official Account.
Quảng cáo website
Hình thức này sẽ dẫn người dùng đến một địa chỉ trang web tùy chọn sau khi khách hàng nhấn vào quảng cáo. Quảng cáo này sẽ hiển thị Logo, Tiêu đề, Text mô tả, hình ảnh và nút bấm.
Quảng cáo Zalo Official Account
Là quảng cáo để tăng thêm người quan tâm cho Zalo Official Account. Zalo Official Account là một dạng tương tự như fan page của Facebook nhưng có cách tiếp cận khác hơn, cụ thể là mỗi Zalo Official Account sẽ có một lượng người quan tâm và bạn có thể gửi tin nhắn đến những người quan tâm này (những tin nhắn này sẽ nằm trong một mục riêng để tránh spam).
Quảng cáo Bài viết
Là hình thức quảng cáo chính những bài viết đã được đăng trên Zalo Official Account, tương tự như quảng cáo Post bên Facebook.
Quảng cáo Album – Bài hát – Video
Hình thức này dành cho các nghệ sĩ muốn tăng lượng truy cập vào các ấn phẩm trên Zing MP3.
Tối ưu hóa hiển thị bài PR
Hình thức này chỉ dành riêng cho những nhà quảng cáo đã mua bài PR trên trang Zing.vn hoặc Báo Mới.
Quảng cáo sản phẩm trên Zalo
Zalo Official Account được chia thành nhiều dạng, trong đó có Zalo Shop. Zalo Shop là một hình thức tài khoản để người bán hàng đăng các sản phẩm lên đó. Tất cả những sản phẩm này sẽ hiển thị trên cả mục Shop ở trong Zalo (tương tự như Market Place của Facebook). Dạng quảng cáo sản phẩm trên Zalo sẽ giúp hiển thị bài đăng sản phẩm cho nhiều khách hàng.
Quảng cáo Video
Đây cũng là một hình thức mới của Zalo Ads. Thay vì hiển thị quảng cáo dạng hình ảnh, Quảng cáo Video sẽ tự động phát 1 video tối đa 60s, khung hình 16:9 khi người dùng lướt Nhật ký hoạt động. Chi phí của quảng cáo này được tính theo lượt hiển thị hoặc lượt xem hoàn tất.
Ưu và nhược điểm của quảng cáo Zalo
Ưu điểm của Zalo Ads
Hướng đến một số đối tượng chuyên biệt yêu thích sử dụng mạng Zalo hơn các mạng xã hội khácNhư đã nói ở trên, nếu so sánh với Facebook, Zalo kém cạnh hơn, tuy nhiên với một số đối tượng, Zalo có thể hơn do thói quen của những đối tượng này yêu thích mạng này hơn.
Ít cạnh tranh hơn
Hiện tại mạng quảng cáo Zalo chưa có đông đảo sự tham gia như Facebook, cho nên người quảng cáo ít bị cạnh tranh hơn. Điều này không có nghĩa chi phí quảng cáo chắc chắn sẽ rẻ hơn (đắt hay rẻ tùy thuộc vào cơ cấu tính giá của mỗi mạng xã hội). Điều quan trọng ở đây là khi một phương tiện mới xuất hiện, chắc chắn sẽ có cơ hội (và cả thách thức), rất xứng đáng để bạn bỏ thời gian thử nghiệm (tìm hiểu thôi chứ đủ, phải chạy thử để đánh giá)
Dễ hiểu, dễ thao tác
Do mạng xã hội Zalo đơn giản hơn Facebook ở nhiều thành phần nên các giao diện liên quan đến tạo, quản lý, báo cáo quảng cáo cũng đơn giản hơn, rất thích hợp cho những người không rành về kỹ thuật. Tuy nhiên, nó cũng là điểm yếu vì chưa có nhiều thông tin cần thiết cho nhà quảng cáo đánh giá quảng cáo một cách toàn diện
Đang được đầu tư phát triển
Ở thời điểm này, quảng cáo Zalo đang được nâng cấp mỗi ngày. Đây chính là thời điểm tốt để tham gia vào mạng lưới (tất nhiên phải tìm thấy cơ hội)
Nhược điểm của quảng cáo Zalo
Hỗ trợ hạn chế
Quy trình duyệt của Zalo khá khắt khe, nhiều quảng cáo sẽ bị từ chối và đội ngũ hỗ trợ hạn chế về số lượng và khả năng. Đó là những điều nhà quảng cáo sẽ đối diện khi sử dụng mạng quảng cáo này.
Hồ sơ khách hàng mục tiêu sơ lược
Khác với Facebook, Google, chân dung khách hàng trên Zalo còn rất sơ lược và chưa kiểm chứng được sự chất lượng. Do đó người quảng cáo có thể gặp phải nhiều khó khăn khi tìm cách hướng đến đối tượng mục tiêu hẹp.
Cần chuẩn bị gì khi chạy Zalo Ads
Để chạy được quảng cáo Zalo, bạn cần có sẵn một tài khoản Zalo Official account đã được xác minh. Hiện nay có thể sẽ mất một ít thời gian (1 tuần đổ lại) để tài khoản Zalo Official Account mới được xác minh hoàn chỉnh. Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để có thể thuận tiện hơn khi xác minh.
Bên cạnh một tài khoản Official Account, bạn cần chuẩn bị phương thức thanh toán để nạp tiền vào hệ thống Zalo Ads ngay từ đầu. Nếu trước đây Zalo chỉ hỗ trợ thẻ thanh toán quốc tế thì đến nay, có nhiều phương thức thanh toán để bạn lựa chọn. Điều bạn cần chuẩn bị chỉ là tiền mà thôi.
Nào chúng ta cùng bắt tay vào chạy quảng cáo Zalo nhé.
Hướng dẫn chạy Zalo Ads
Chuẩn bị trước khi chạy
Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống Zalo Ads
Nhà quảng cáo cần đăng nhập bằng tài khoản Zalo khi truy cập vào đường dẫn: https://ads.zalo.me/ để đăng nhập và tạo tài khoản quảng cáo.
Bước 2: Xác nhận thông tin và hợp đồng quảng cáo trực tuyến
Nhà quảng cáo nhấn vào từng bước hướng dẫn và điền đầy đủ thông tin trước khi tạo quảng cáo.
Bước 3: Nạp tiền
Chọn nút bấm để nạp tiền:
Các hình thức để nạp tiền như sau:
Lưu ý: nên nạp một số tiền nhỏ để chạy thử nghiệm trước khi bắt đầu chạy chính thức.
Tạo chiến dịch quảng cáo Zalo
Bước 1: Ở trang chủ của trình quảng cáo, bạn bấm chọn Tạo quảng cáo để bắt đầu:
Bước 2: Lựa chọn loại hình chiến dịch quảng cáo Zalo mà bạn muốn chạy:
Như đã phân tích ở trên về từng loại hình quảng cáo Zalo hiện có. Bạn lựa chọn loại hình phù hợp rồi nhất bắt đầu. Các bước về sau sẽ liên quan đến từng loại hình riêng.
Hướng dẫn chạy quảng cáo Zalo Form
Để có thể chạy được quảng cáo Form và nhiều loại hình quảng cáo Zalo khác, bạn phải tạo thành công một tài khoản Zalo Official Account (nếu chưa có hãy tạo tại link oa.zalo.me, Zalo sẽ xét duyệt trong một vài ngày).
Sau khi lựa chọn hình thức quảng cáo là Zalo Form, bạn sẽ đặt tên cho chiến dịch và chọn tài khoản Zalo OA để bắt đầu cài đặt chiến dịch:
Giao diện cài đặt chiến dịch sẽ được bật lên.
Trong phần này, bạn lựa chọn Đối tượng muốn hướng đến:
Ngoài các tùy chọn thông thường về địa lý, giới tính, độ tuổi, thiết bị, sở thích. Bạn có thể nhập lên danh sách số điện thoại hoặc tạo đối tượng tương tự một nhóm đối tượng đã lưu trước đó:
Đây là một điểm khác hơn so với quảng cáo Facebook hiện tại và sẽ rất hữu ích nếu như bạn muốn tiếp cận cụ thể một nhóm đối tượng nhất định mà bạn đã có data số điện thoại.
Tiếp đến, bạn cài đặt chi phí quảng cáo và thời gian chạy:
Cụ thể:
Mục áp dụng ngân sách cho: có nghĩa là bạn muốn tính theo tổng ngân sách toàn bộ thời gian mình chạy hay tính ngân sách mỗi ngày.
Lịch chạy: Ngày bắt đầu và kết thúc quảng cáo
Quảng cáo được tính tiền theo: Ở hình thức QC Zalo Form bạn không thể thay đổi được, quảng cáo sẽ được tính theo mỗi lượt nhấn vào. Lưu ý: Không phải chỉ nhấn vào nút để nhập form thì bạn mới mất tiền mà là nhấn vào bất kỳ vị trì nào trên quảng cáo là bạn đã bị trừ tiền.
Đặt giá: Đây chính là giá thầu mà bạn muốn chi trả (tối thiếu 3000đ – khá cao), nếu bạn đặt thấp quá thì quảng cáo có thể không hiển thị, nếu cao quá thì tốn kém. Tuy nhiên mình gợi ý bạn nên đặt ở giá 3000đ trước tiên và nâng lên nếu quảng cáo không chạy.
Số lượt nhấn: Bạn muốn có bao nhiên lượt nhấn.
Tổng chi phí: Zalo sẽ tính tổng chi phí cho bạn tùy theo bạn lựa chọn Toàn thời gian thì chi phí tính cho toàn thời gian hoặc Theo ngày thì chi phí sẽ là chi phí theo ngày.
Tiếp đến, bạn sẽ tạo nội dung form để lấy thông tin khách hàng. Form này sẽ hiển thị khi người xem quảng cáo nhấn vào nút bấm trên quảng cáo:
Bạn có thể tự tạo form theo ý muốn hoặc chọn mẫu có sẵn. Để tạo form tùy chỉnh bạn nhấn vào Tạo form tùy chỉnh theo nhu cầu:
Trình tạo form sẽ được bật ra và bạn có thể thêm bớt, sắp xếp các câu hỏi theo ý. Lưu ý là bạn không nên tạo ra quá nhiều câu hỏi, người dùng không thích quá phức tạp:
Kế đến, bạn sẽ cài đặt cách quảng cáo hiển thị. Đây là nội dung sẽ hiển thị đến với người dùng Zalo ở mục Nhật ký khi họ lướt. Nhớ lựa chọn hình ảnh và content cho hiệu quả bạn nhé, mục này thì bạn có thể thử nghiệm các content khác nhau để tìm ra content bàn hàng tốt nhất:
Cuối cùng là phần thông tin thêm, ở đây bạn bổ sung thêm những giấy tờ cần thiết cho sản phẩm, một số sản phẩm bắt buộc phải có giấy chứng nhận đi kèm như thuốc, một số loại thực phẩm, đồ uống có cồn, v.v.v… (xem tại chính sách quảng cáo Zalo: 4. Danh sách sản phẩm cần giấy phép : Zalo Ads)
Xong xuối, bạn nhấn Gửi duyệt và đợi đội ngũ Zalo duyệt quảng cáo nhé.
Hướng dẫn chạy quảng cáo website
Hình thức quảng cáo website như đã nói ở trên, dùng để quảng cáo dẫn người dùng click vào một trang web nào đó, thông thường là landing page bán hàng.
Một số lưu ý trước khi bạn bắt đầu với loại hình quảng cáo này:
- Kiểm tra website có tương thích với thiết bị di động hay không
- Kiểm tra website có hiển thị tốt trên trình duyệt của Zalo hay không: Khi người dùng click vào quảng cáo, website sẽ được mở bằng chính trình duyệt gắn trong Zalo. Nhiều website hiển thị tốt trên Chrome, Safari nhưng lại hiển thị lỗi trong trình duyệt này, bạn phải kiểm tra trước. Cách kiểm tra như sau: copy đường link website và gửi tin nhắn đường link cho 1 tài khoản Zalo rồi dùng điện thoại vào Zalo click vào link trong tin nhắn để check
- Cài đặt theo dõi chuyển đổi trong Google Analytics: Vì Zalo chưa có quảng cáo chuyển đổi nên bạn cần gắn các mã UTM vào link chạy quảng cáo Zalo để có thể đo lường, đánh giá. Phần này chuyên sâu.
Cách thức chạy quảng cáo website
Bước 1: Chọn Quảng cáo website, nhập tên chiến dịch, chọn OA, nhập đường link cần quảng cáo và nhấn Tạo quảng cáo
Bước 2: Cài đặt quảng cáo
Trong mục cài đặt, tương tự như đối với quảng cáo Zalo Form, bạn chọn Đối tượng hướng đến, Ngân sách – Thời gian – Giá thầu.
Ở loại hình quảng cáo website, bên cạnh hiển thị trên thiết bị di động, Zalo có thể mở rộng hiển thị quảng cáo của bạn trên PC thông qua hệ thống các website của Zing, bạn có thể tích chọn nếu có nhu cầu thêm:
Kế tiếp bạn tạo nội dung cho bài quảng cáo và gửi duyệt.
Lưu ý: Để tránh bị từ chối duyệt, bạn có thể sử dụng công cụ Tối ưu hóa quảng cáo. Công cụ này sẽ giúp bạn có thể tránh được những từ khóa bị Zalo cấm sử dụng:
Cách chạy các hình thức quảng cáo: Zalo OA, sản phẩm, video, v.v.v…
Tương tự như các hình thức trên. Quảng cáo Zalo hiện tại đang khá đơn giản nên khi đã tạo thành công một loại hình, bạn sẽ có thể tạo các loại hình khác một cách dễ dàng.
Một số hỏi đáp về quảng cáo Zalo
-
Chi phí quảng cáo Zalo là bao nhiêu?
Không cố định. Chi phí quảng cáo Zalo thường được tính dựa trên chi phí CPC, có nghĩa là chi phí trên một click. Chi phí này dựa trên giá thầu mà bạn đưa ra cũng như so sánh tương quan giá thầu của các nhà quảng cáo khác đang chạy chung đối tượng mục tiêu với bạn. Một số hình thức quảng cáo Zalo có giá CPC thấp nhất là 3000đ
-
Có nên chạy quảng cáo Zalo hay không?
Nên chạy. Để biết hình thức này có phù hợp hay không. Quảng cáo Zalo có thể là một kênh rất phù hợp với sản phẩm, thị trường của bạn và nhiều khi có thể có chi phí rẻ hơn so với các kênh khác.
-
Quảng cáo Zalo có hiệu quả hay không?
Không thể biết được. Bạn phải thử nghiệm, tối ưu, thử nghiệm thì mới đánh giá được. Không có kênh quảng cáo nào đảm bảo sẽ hiệu quả. Thậm chí nhiều người nhận xét một kênh quảng cáo là hiệu quả thì khi bạn chạy có thể không hiệu quả. Cần một quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và tối ưu liên tục thì mới đánh giá được.
-
Quảng cáo Zalo hiển thị ở đâu?
Quảng cáo Zalo hiển thị ở cả thiết bị di động và máy tính. Trên thiết bị di động, quảng cáo Zalo hiển thị trong tab Nhật ký, khi người dùng lướt Nhật ký sẽ xen kẽ các bài quảng cáo. Trên PC quảng cáo Zalo hiển thị ở một số trang báo thuộc hệ thống VNG. Bên cạnh đó theo thông tin chúng tôi nhận được, sắp tới Zalo sẽ quảng cáo cả trong mục tin nhắn và trên ứng dụng Zalo PC máy tính nữa.
-
Quảng cáo Zalo khác quảng cáo Facebook như thế nào?
Quảng cáo Zalo có ít lựa chọn về đối tượng tiếp cận hơn so với Facebook, đặc biệt là những lựa chọn về hành vi, sở thích. Tuy Zalo đang nâng cấp dần những dữ liệu này nhưng vẫn còn đang ở mức độ sơ sài. Quảng cáo Facebook cho phép nhắm đến nhiều đối tượng chuyên sâu hơn. Ngoài ra, hệ thống Facebook có thể tracking bằng đoạn mã gắn lên các website, app nên bạn có thể đo lường được hiệu quả quảng cáo tốt hơn và chi tiết hơn, bên cạnh đó bạn có thể thực hiện remarketing lại, điều mà quảng cáo Zalo chưa thực hiện được.
Một số thử nghiệm với Zalo Ads
Sau khi chạy thử nghiệm với một số lĩnh vực, chúng tôi nhận thấy đây là một kênh khá tốt để bổ sung bên cạnh các kênh quảng cáo chính như Facebook, Google. Đặc biệt trong thời điểm sóng gió Facebook đang càn quét mọi nhà.Tất nhiên chúng ta không dùng bất kỳ một đánh giá cảm quan nào để quyết định có nên sử dụng quảng cáo Zalo hay không. Điều bạn cần làm bây giờ là tạo một tài khoản quảng cáo, nạp tiền và chạy chiến dịch đầu tiên. Bạn sẽ có những đánh giá phù hợp nhất.
Sẽ ra sao nếu bạn bán được hàng và chi phí bán hàng còn rẻ hơn so với chi phí khi chạy Facebook Ads?
Chúng ta không dùng cảm tính, tất cả đều dùng con số để đánh giá và quyết định. Con số ở đây chính là chi phí trên một đơn hàng thành công là bao nhiêu. Không quan trọng là công cụ nào, công cụ nào bạn cũng phải thử, miễn sao chi phí trên một đơn hàng thành công nằm trong tầm bạn chấp nhận được. Không chỉ quảng cáo Zalo mà còn đối với bất kỳ một kênh nào cũng vậy. Chúng tôi khuyên bạn không bảo thủ, không phụ thuộc, luôn luôn thử nghiệm với nhiều kênh quảng cáo khác nhau.
Phần mềm Zalo Marketing là một ví dụ, ngoài việc trả tiền cho chính Zalo để quảng cáo. Bạn có thể mua phần mềm của chúng tôi để tự động kết bạn, tự động gửi tin. Hãy tìm hiểu về phần mềm này qua trang chủ và đừng ngại thử nghiệm nhé. Hãy bắt đầu từ việc phần mềm này mình sẽ sử dụng như thế nào để nâng cao doanh thu: sử dụng để khai thác khách hay tìm kiếm khách hàng mới.
Trên đây là bài viết về quảng cáo Zalo do Zalo Pro biên soạn. Hãy tìm hiểu thêm những bài viết khác về Zalo Marketing tại đây.
Và nhất định đừng bỏ qua những tiết lộ về quảng cáo TikTok trong bài viết xương máu này nhé.
Về quy trình chạy quảng cáo Zalo cụ thể, bạn có thể xem thêm clip của Sơn Marketing dưới đây: